Đúng như tên gọi, thực phẩm bảo vệ sức khỏe dùng để “bảo vệ” sức khỏe nhưng chúng cũng có thể gây nguy hại nếu không dùng đúng cách. Để sử dụng đúng, bạn cần hiểu đúng và phân biệt đúng từng dòng thực phẩm bảo vệ sử khỏe. Hãy cùng phân biệt các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe thông qua bài viết dưới đây của NanoFrance!
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (Health Supplement, Dietary Supplement) còn được biết đến với tên gọi “Thực phẩm chức năng”. Ở từng khu vực khác nhau, dòng sản phẩm này sẽ được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như:
Bộ Y tế Việt Nam cũng đưa ra định nghĩa cụ thể về thực phẩm chức năng như sau:
Đây là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Chúng có tác dụng dinh dưỡng, tạo cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh.
Tùy theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi khác như: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sản phẩm dinh dưỡng y học.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể chứa một hoặc nhiều chất hoặc hỗn hợp các chất sau:
→ Nhóm 1: Vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzyme, probiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.
→ Nhóm 2: Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc và chuyển hóa.
→ Nhóm 3: Các nguồn tổng hợp của những thành phần đề cập trong nhóm 1 và 2.
Hiện nay, thực phẩm chức năng được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như: viên nang, viên hoàn, viên nén, chế phẩm dạng cốm – bột, dung dịch. Chúng đều được phân liều thành các đơn vị nhỏ để dễ sử dụng.
Với những tiêu chí khác nhau, chúng ta sẽ có các cách phân biệt các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác nhau. Cụ thể:
Nếu dựa trên thành phần chính, chúng ta có thể phân biệt thực phẩm chức năng thành các dạng chính như sau:
Với từng thành phần chủ đạo, những dòng sản phẩm này sẽ có những tác dụng khác nhau cho người sử dụng.
Khía cạnh này đề cập nhiều đến cách thức sử dụng. Chúng sẽ được chia thành 2 dạng chính là:
→ Thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạng Thực phẩm – Thuốc: Chúng được bào chế tương tự như các loại thuốc tân dược hiện nay như viên uống, dung dịch, cốm bột… Hình thức giống nhưng về bản chất chúng vẫn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe và chỉ có tác dụng trong việc PHÒNG NGỪA – HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BỆNH.
→ Thực phẩm chức năng dạng Thức ăn – Thuốc: Nhóm sản phẩm này sẽ được bào chế dưới dạng thực phẩm như bột, trà uống… Các chất bổ sung, chiết xuất thảo dược sẽ được bổ sung trực tiếp vào những sản phẩm này.
Sữa cho người xương khớp – Nhóm thực phẩm thường
Mỗi sản phẩm sẽ có một chức năng cụ thể. Nếu phân loại theo công dụng cụ thể, chúng ta sẽ có:
….
Với từng bệnh lý sẽ có mỗi dòng sản phẩm giúp phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, làm giàm các triệu chứng cụ thể của bệnh.
Như đã nói ở trên, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được phân chia thành nhiều loại và sử dụng với những mục đích, từng đối tượng khác nhau. Với từng đối tượng cụ thể, cũng sẽ có những dòng sản phẩm tương ứng:
Chúng sẽ chứa các loại thảo dược, chiết xuất từ thực vật, động vật giúp: Tăng sức đề kháng, “loại bỏ” các nguy cơ gây ra bệnh… từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật. Sản phẩm dành cho nhóm đối tượng này cũng được bào chế tương đối đa dạng phong phú: viên uống, dung dịch, sữa bột…
Nhóm đối tượng là người tập gym, thường xuyên vận động thể lực, luyện tập thể dụng thể thao cần phải bổ sung nhiều Vitamin, khoáng chất, chất dinh dưỡng, protein…. để có thể bù đắp được đủ năng lượng đã mất đi. Dạng bào chế cốm bột và dung dịch (nước giải khát, tăng lực) được ưu tiên hơn cả.
“Người già – Trẻ em – Phụ nữ mang thai” đều được xem là những đối tượng đặc biệt. Cụ thể: Thức ăn cho phụ nữ có thai, thức ăn cho người cao tuổi, thức ăn cho trẻ ăn dặm, thức ăn cho người có rối loạn chuyển hóa bẩm sinh,… thức ăn cho người đái tháo đường, thức ăn cho người tăng huyết áp, thức ăn thiên nhiên: tỏi, trà xanh, các chất sinh học thực vật…
Sản phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người già
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng có từng đơn vị quản lý cụ thể. Với từng đơn vị quản lý chúng ta cũng sẽ có từng nhóm sản phẩm riêng biệt:
→ Được quản lý bởi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Bộ Y tế: Đây là nhóm sản phẩm có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa bệnh. Để sản xuất và kinh doanh, cần phải có đầy đủ giấy chứng nhận cũng như các giấy phép lưu hành sản phẩm.
→ Nhóm sản phẩm “tự công bố”: Đây là nhóm thực phẩm thường (sữa, bữa ăn thay thế, bột trà). Chúng có thể được sử dụng theo mục đích mà không cần sự chỉ định của bác sĩ.
Phân biệt các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe đúng sẽ giúp bạn sử dụng đúng, sản phẩm cũng sẽ phát huy tối đa hiệu quả!