Docosahexaenoic acid (DHA): Đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của não bộ và võng mạc mắt, giúp hình thành và hoàn thiện hệ thống thần kinh và thị giác của thai nhi.
Iron (sắt): Chất quan trọng để tạo máu. Thai phụ cần bổ sung đủ lượng sắt cần thiết để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ sinh non và thiếu máu.
Folic acid: Cần thiết cho sự phân chia tế bào, tổng hợp purin, chuyển đổi amino acid cần thiết cho sự phát triển bình thường của cơ thể. Thiếu hụt folic acid trong thời kỳ mang thai gây dị tật ống thần kinh, bào thai có nguy cơ thiếu một phần não. Phụ nữ mang thai cần 400mcg/ngày.
Iodine (i-ốt): Phụ nữ mang thai thiếu I-ốt có nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, trẻ sinh ra bị chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não, dễ bị khuyết tật bẩm sinh như liệt tay chân, nói ngọng, câm, điếc.
Vitamin A (beta carotene): Cơ thể mẹ cần một lượng vitamin A dự trữ đủ để cung cấp cho con và tăng cường sức đề kháng cho mẹ.
Vitamin D3: Rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và phốt pho, góp phần hình thành cấu trúc xương. Thiếu vitamin D dẫn tới nhuyễn xương, loãng xương. Nhu cầu vitamin D ở phụ nữ mang thai là 400 IU một ngày.
Calcium (canxi): Cần thiết cho thai nhi để xây dựng bộ xương và tạo răng.
Zinc (kẽm): Cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai và bánh nhau. Thiếu kẽm ở mẹ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai.
Vitamin C: Giúp hỗ trợ hấp thu sắt, tăng khả năng miễn dịch, chống lại các tác nhân gây oxy hóa. Nhu cầu vitamin C ở phụ nữ mang thai là 80mg/ngày.
Vitamin B1: Phụ nữ mang thai cần 1.4mg vitamin B1 mỗi ngày để phòng ngừa bệnh tê phù.